Máy quét mã vạch bị lỗi trong quá trình sử dụng là điều không mấy xa lạ. Tuy nhiên theo chuyên gia thì khi máy bị lỗi để khắc phục hiệu quả cần xác định chuẩn nguyên nhân. Cơ bản bạn có thể tham khảo hướng dẫn cách fix một số lỗi thường gặp ở máy quét mã vạch sau đây để áp dụng.

Nội dung bài viết

  • 1 Sửa máy quét mã vạch bị lỗi không đọc được mã vạch
    • 1.1 Nguyên nhân do tem mã vạch có vấn đề là 1 lý do Máy quét mã vạch bị lỗi
    • 1.2 Nguyên nhân do đặt sai vị trí mã vạch là 1 lý do khiến cho Máy quét mã vạch bị lỗi
    • 1.3 Nguyên nhân xuất phát từ cấu hình máy quét mã vạch
    • 1.4 Nguyên nhân do ống kính đầu đọc gặp vấn đề
    • 1.5 Nguyên nhân do lỗi hệ thống nguồn điện
  • 2 Sửa máy quét mã vạch bị lỗi không có dữ liệu vào máy tính
    • 2.1 Nguyên nhân do cổng kết nối USB bị lỏng
    • 2.2 Nguyên nhân do tất cả các cổng kết nối USB đều bị lỗi
    • 2.3 Nguyên nhân khác
    • 2.4 Xem thêm bài viết về tin tức mã vạch, siêu thị:

Sửa máy quét mã vạch bị lỗi không đọc được mã vạch: Máy quét mã vạch bị lỗi là thế nào? nó bị sao?

Nội dung bài viết

Lỗi xảy ra với máy quét mã vạch nếu thống kê có thể kể đến rất nhiều. Song trong đó phổ biến nhất không thể không nhắc đến là lỗi máy quét mã vạch không đọc được mã vạch.

Theo đó máy quét mã vạch bị lỗi này thường có biểu hiện đầu đọc không hiển thị đèn báo. Hoặc có thể chuông báo không thông báo quét thành công mã vạch. Vậy với lỗi này bạn hãy tiến hành kiểm tra fix lỗi theo từng nguyên nhân gây nên như sau:

Máy Quét Mã Vạch Bị Lỗi Không Đọc Được Mã Vạch Xảy Ra Khá Phổ Biến, Máy Quét Mã Vạch Bị Lỗi
Máy quét mã vạch bị lỗi không đọc được mã vạch xảy ra khá phổ biến

Nguyên nhân do tem mã vạch có vấn đề: hãy xem Máy quét mã vạch bị lỗi

Máy quét mã vạch không thể đọc được mã vạch có thể không phải do xuất phát lỗi từ máy. Thay vào đó nhiều trường hợp vấn đề nằm ở mã vạch in trên bao bì sản phẩm. Chẳng hạn một số lỗi ở tem mã vạch sản phẩm có thể khiến máy quét không đọc được mã vạch như là:

  • Độ tương phản quá thấp.
  • Bề mặt của mã vạch không đảm bảo dẫn đến in ấn mã vạch không đồng đều có thể gây ra lỗi máy quét không đọc được.
  • Mã vạch bị mờ, bị rách hay hư hỏng không thể nhận diện
  • Mã vạch có phạm vi vùng an toàn quá bé so với quy định của máy quét
In Ma Vach
Vinh an cư thiết bị mã vạch tại Việt Nam

Vì thế tốt nhất khi máy quét bị lỗi bạn không nên quá lo lắng. Ngược lại, bạn hãy bắt đầu kiểm tra mã vạch in trên sản phẩm quét. Nếu thực sự lỗi do tem mã vạch thì bạn chỉ cần thay đổi sản phẩm khác để test thử sẽ rõ.

Nguyên nhân do đặt sai vị trí mã vạch: nên xem Máy quét mã vạch bị lỗi

Đây là một nguyên nhân được ghi nhận có thể khiến máy quét mã vạch bị lỗi không đọc được mã vạch. Theo đó về cơ bản bạn có thể hiểu nguyên nhân này xuất phát từ chính cách sử dụng máy quét sai. Đặc biệt những người chưa có kinh nghiệm sử dụng máy sẽ thường gặp lỗi này.

Cụ thể chuyên gia nêu rõ vị trí đặt mã vạch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả check của máy quét. Vì thế trong quá trình sử dụng máy bạn cần đặt mã vạch đúng với góc đọc của máy quét. Riêng trường hợp bạn đặt mã vạch sai vị trí thì ngay lập tức máy quét sẽ hiển thị lỗi không đọc được mã vạch.

 

Đặt Sai Vị Trí Mã Vạch Với Máy Quét Có Thể Khiến Máy Không Thể Đọc, Máy Quét Mã Vạch Bị Lỗi
Đặt sai vị trí mã vạch với máy quét có thể khiến máy không thể đọc

Vậy nên với nguyên nhân này thì bạn có thể sửa lỗi bằng cách điều chỉnh lại vị trí mã vạch. Cơ bản bạn hãy tiến hành các bước như là:

  • Thay đổi góc độ giữa mã vạch sản phẩm với máy quét
  • Điều chỉnh khoảng cách giữa mã vạch với máy quét
  • Chỉ scan đúng 1 mã vạch cho một lần quét. Nếu trường hợp các mã vạch đặt sát nhau bạn cần đảm bảo có sự điều chỉnh hợp lý để cho hiệu quả quét 1 mã một lần.

Nguyên nhân xuất phát từ cấu hình máy quét mã vạch

Máy quét mã vạch bị lỗi cũng có thể do xuất phát cấu hình máy. Chính xác hơn đó là do cấu hình máy không thể đọc được loại mã vạch in trên bao bì sản phẩm. Bởi vì thực tế có những mẫu máy quét hiện nay được thiết kế cấu hình đặc thù. Theo đó máy quét ra đời chỉ đọc được một loại hay một số loại mã vạch nhất định.

Chẳng hạn sản phẩm máy quét Laser. Máy cho phép sử dụng đọc mã vạch một chiều (mã ID). Ví dụ như là:

  • Mã code 39
  • Mã code 128
  • Mã vạch interleaved 2 of 5
  • Mã Codabar

Còn với dòng sản phẩm máy quét để bàn sẽ cho phép đọc mã vạch 2D,….Vậy nên nếu trường hợp máy quét của bạn có cấu hình đọc mã vạch 1ID thì sẽ không thể đọc mã vạch 2D. Lúc đó nếu bạn đưa mã vạch 2D để quét thì máy sẽ báo lỗi không đọc được mã vạch.

Vì thế để tránh gặp tình huống lỗi do cấu hình máy quét thì bạn nên hiểu rõ về máy của mình. Bạn hãy đảm bảo sự phù hợp giữa cấu hình máy quét với mã vạch in trên sản phẩm. Tốt nhất trước khi mua máy bạn nên nắm bắt các thông số kỹ thuật của máy.

Nguyên nhân do ống kính đầu đọc gặp vấn đề: nhiều vấn đề làm cho Máy quét mã vạch bị lỗi

Ống kính đầu đọc là bộ phận tham gia trực tiếp vào quá trình đọc mã vạch của máy quét. Vì thế theo các chuyên gia thì không ít trường hợp máy quét không đọc được mã vạch do ống kính đầu đọc gặp vấn đề. Điển hình như là:

 

Ống Kính Đầu Đọc Bị Bụi Bẩn Có Thể Khiến Máy Quét Không Thể Đọc Mã Vạch, Máy Quét Mã Vạch Bị Lỗi
Ống kính đầu đọc bị bụi bẩn có thể khiến máy quét không thể đọc mã vạch
  • Ống kính đầu đọc bị bẩn. Dù chỉ là vết bẩn nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả check mã vạch của máy quét.
  • Ống kính đầu đọc bị trầy xước
  • Ống kính đầu đọc bị hư hỏng

Vậy nên khi máy quét của bạn có biểu hiện không thể đọc mã vạch bạn hãy kiểm tra ống kính đầu đọc. Nếu phát hiện đầu đọc bị bẩn thì hãy tiến hành vệ sinh sạch sẽ.

Đơn giản bạn chỉ cần lấy khăn bông mềm lau sạch ống kính là được. Riêng trường hợp ống kính có dấu hiệu trầy xước, hư hỏng thì giải pháp tối ưu đó là thay thế mới. Như thế là bạn có thể sửa máy quét mã vạch bị lỗi thành công và tiếp tục công việc của mình.

Nguyên nhân do lỗi hệ thống nguồn điện: Máy quét mã vạch bị lỗi

Hệ thống nguồn điện vào máy quét gặp lỗi sẽ khiến hoạt động của máy bị ảnh hưởng. Và điển hình nhất đó là gây nên tình trạng máy quét không đọc được mã vạch. Chẳng hạn một số trường hợp thực tế từ lỗi nguồn điện như là:

  • Hết pin
  • Đường dây điện bị đứt

Vậy với trường hợp lỗi do nguyên nhân nguồn điện bạn cần sửa như thế nào? Về cơ bản bạn cần phân biệt máy quét không dây với có dây. Bởi vì tùy vào từng loại máy mà cách fix lỗi sẽ có sự khác biệt.

Cụ thể nếu máy quét của bạn đang sử dụng là loại không dây thì hãy kiểm tra pin. Bạn hãy đảm bảo trạng thái pin ở mức tốt. Nếu thấy pin yếu bạn hãy sạc pin nhanh chóng để tiếp tục sử dụng.

Riêng trường hợp pin lâu ngày có dấu hiệu hư hỏng thì bạn cũng có thể thay mới. Ngược lại nếu máy quét bạn sử dụng là loại có dây thì hãy tiến hành xem xét các vấn đề sau:

 

Máy Quét Bị Lỗi Có Thể Do Hệ Thống Nguồn Điện Có Vấn Đề
Máy quét bị lỗi có thể do hệ thống nguồn điện có vấn đề
  • Đầu đọc mã vạch đã cắm vào ổ điện hay cổng USB máy tính chưa?
  • Kiểm tra đường dây xem bị đứt hay không?

Chắc chắn việc đảm bảo nguồn điện ổn định là quan trọng giúp máy quét hoạt động tốt. Vì thế nếu quá trình kiểm tra phát hiện lỗi bạn hãy tiến hành sửa nhanh chóng nhé.

Sửa máy quét mã vạch bị lỗi không có dữ liệu vào máy tính

Đây là một lỗi thường gặp với người dùng sử dụng máy quét mã vạch. Theo đó máy quét mã vạch bị lỗi có biểu hiện đọc được mã vạch bình thường. Nghĩa là khi bạn đưa mã vạch sản phẩm để quét kiểm tra thì đến báo và chuông kêu quét thành công.

Tuy nhiên khi bạn kiểm tra máy tính thì không có dữ liệu. Những thông tin về sản phẩm không hiển thị. Vậy với lỗi này bạn có thể sửa như thế nào? Ở đây bạn hãy tham khảo 3 cách xử lý lỗi theo 3 nguyên nhân cụ thể như sau:

Nguyên nhân do cổng kết nối USB bị lỏng, thường bị Máy quét mã vạch bị lỗi

Cổng kết nối cáp USB bị lỏng sẽ khiến máy tính không thể nhận dữ liệu từ máy quét. Điều này đúng cho cả dòng máy quét có dây lẫn không dây. Vì thế nếu trường hợp máy của bạn đang hoạt động bỗng xuất hiện lỗi thì hãy kiểm tra ngay.

Cụ thể, bạn hãy bình tĩnh thử rút dây cáp kết nối USB. Rồi sau đó cắm lại đúng vị trí xem có khắc phục được lỗi không. Nếu trường hợp bạn đã tiến hành nhưng không có hiệu quả thì tiếp tục thực hiện thao tác đổi sang cổng USB khác. Bởi vì thực tế có thể các cổng USB khác vẫn hoạt động kết nối tốt. Do đó nếu bạn thực hiện thì lỗi dữ liệu quét mã vạch không vào máy tính sẽ được sửa thành công.

Nguyên nhân do tất cả các cổng kết nối USB đều bị lỗi, có luôn nhé Máy quét mã vạch bị lỗi

Trong trường hợp tất cả các cổng kết nối USB đều bị lỗi thì việc bạn rút ra rồi cắm sang cổng khác sẽ không có hiệu quả. Vậy nên trong trường hợp máy quét mã vạch bị lỗi này thì việc bạn cần làm là xóa cài đặt Driver cổng USB. Cụ thể bạn tiến hành từng bước như sau:

 

Máy Quét Không Thể Kết Nối Dữ Liệu Với Máy Tính
Máy quét không thể kết nối dữ liệu với máy tính
  • Click chuột phải vào my computer
  • Di chuyển tới Manage
  • Click chuột để chọn Devices
  • Ngay ở mục bên phải, tìm tới Human Interface Devices (HID)
  • Click phải chuột vào danh sách UBS được lưu trữ nơi đây.
  • Tiếp tục click chọn “Uninstall this device”
  • Bạn cứ thực hiện thao tác như trên cho đến khi chuột ngừng hoạt động khi kéo xuống là được.

Cuối cùng bạn chỉ cần rút cổng kết nối USB của máy quét ra rồi cắm lại bình thường. Khi đó có thể tình trạng lỗi đang gặp phải sẽ được fix hiệu quả.

Nguyên nhân khác, lý do nào Máy quét mã vạch bị lỗi

Ngoài những nguyên nhân kể trên thì đôi khi máy quét mã vạch bị lỗi không thể hiển thị dữ liệu vào máy tính có thể do nguyên nhân khác nữa. Chẳng hạn có thể liệt kê một số nguyên nhân phổ biến như sau:

  • Dây cáp kết nối bị lỗi
  • Dây cáp kết nối bị đứt ngầm, hư hỏng
  • Đầu tiếp xúc của cổng USB bị hư hỏng.Ví dụ như lâu ngày sử dụng nên đầu tiếp xúc cổng USB bị gỉ ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp xúc

Vì thế với tư cách người dùng bạn cũng đừng quên kiểm tra cẩn thận để phát hiện chính xác nguyên nhân. Trong trường hợp dây cáp hay đầu tiếp xúc bị lỗi thì bạn có thể áp dụng cách thay mới.

Bạn Hãy Nhớ Kiểm Tra Cẩn Thận Máy Quét Để Phát Hiện Lỗi Chuẩn
Bạn hãy nhớ kiểm tra cẩn thận máy quét để phát hiện lỗi chuẩn

Chúng tôi vừa bật mí cách sửa máy quét mã vạch bị lỗi với một số nguyên nhân phổ biến. Bạn có thể tham khảo ngay để áp dụng sửa máy quét của mình như một chuyên gia thực thụ. Chắc chắn với hướng dẫn chi tiết ở trên thì bạn có thể dễ dàng thực hiện mà thôi.

Riêng trường hợp bạn không tự tin tiến hành có thể chọn giải pháp tìm cho mình địa chỉ sửa máy quét uy tín. Khi đó nhân viên kỹ thuật sẽ kiểm tra máy quét từ A – Z và sửa lỗi nhanh chóng, chuẩn xác.

Xem thêm bài viết về tin tức mã vạch, siêu thị: cùng xem Máy quét mã vạch bị lỗi

  • Hướng dẫn cài đặt khổ giấy in cho máy in mã vạch
  • Máy quét mã vạch đa tia – Sản phẩm tốt được người dùng ưa chuộng
  • Hướng dẫn cách chọn mua máy in mã vạch phù hợp với doanh nghiệp
  • Máy in mã vạch bị lỗi: 10 Cách khắc phục lỗi cơ bản
  • Giấy in hóa đơn là gì? Những điều cần biết và ứng dụng
  • Máy quét mã vạch có dây là gì? Loại máy quét này mang đến lợi ích gì?
  • Những lỗi mã vạch thường gặp khiến máy quét không đọc mã vạch
  • Máy quét mã vạch 2D là gì? Điểm khác giữa máy quét 2D và 1D

Ngày đăng: 26/04/2022 | Cập nhật lần cuối: 02/03/2023 bởi Phạm Ngọc Vinh

Loading

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button