Cùng tìm hiểu mã số mã vạch là gì ?

Nội dung bài viết

Các câu hỏi và trả lời cơ bản về mã số mã vạch là gì

Định nghĩa mã số mã vạch là gì? nó là các con số được mã hóa bằng các vạch theo quy định về mã vạch. Ngày nay chứng minh hay bằng lái xe và mọi loại chứng từ người đều in và mã hóa bằng các loại mã số mã vạch? tại sao họ phải làm như vậy? là gì mọi sự ghi chép và lưu trữ của con người là hoàn toàn sẽ có sai sót và nhầm lẫn và nhằm tránh sai sót đó mọi thứ họ quản lý bằng mã số mã vạch. Tiếng Ăng Cờ Lê có câu: ” Human is error”.

Mọi thứ mã số mã vạch sọc sọc và đen đen bạn cho giống nhau nhưng thực chất nó khác nhau hết, từng số từng số khác nhau. Chứng minh của người nào cũng khác số nhau. Các lô hàng hàng triệu triệu sản phẩm cũng hoàn toàn khác nhau từng thứ một. Do đó chúng ta rất cần quản lý bằng mã số mã vạch là như vậy. Nhằm giúp khách hàng có cái nhìn cụ thể hơn về mã số mã vạch là gì chúng tôi xin nêu 10 đề tài mà các bạn hay hỏi về mã số mã vạch là gì?

Mã Số Mã Vạch Là Gì
Máy in mã số mã vạch là gì

Câu 1: mã số mã vạch biểu hiện như thế nào trên bao nhiêu bao bì hàng hóa?

Trả lời:

Mã vạch là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số (hoặc các dữ liệu gồm cả chữ và số) dưới dạng máy quét có thể đọc được.

Bên dưới mã vạch là dãy mã số tương ứng.

mã số mã vạch được in trực tiếp lên đối tượng cần quản lý như thương phẩm, vật phẩm, các thùng hàng để giao nhận/ vận chuyển.

Câu 2: Có bao nhiêu loại mã số mã vạch?

Trả lời:

5.1 Các loại mã số GS1 gồm:

– mã địa điểm toàn cầu GLN.

– mã thương phẩm toàn cầu GTIN.

– mã  vận chuyển theo xêri SSCC.

– mã toàn cầu phân định tài sản GRAI & GIAI.

– mã toàn cầu phân định quan hệ dịch vụ GSRN.

– mã toàn cầu phân định loại tài liệu GDTI .

5.2 Các loại mã vạch thể hiện các loại mã số GS1:

– mã vạch thể hiện mã số thương phẩm toàn cầu: EAN 8, EAN 13, ITF 14.

– mã vạch thể hiện các loại mã số khác là mã vạch GS1-128.

– ngoài ra còn có mã giảm diện tích: databar, mã QR…

5.3 Mỗi loại mã số mã vạch được thiết kế chỉ để ứng dụng cho một đối tượng đặc thù nên không thể thống nhất thành một được.

Câu 3: Cách đọc mã số mã vạch?

6.1 Cách đọc mã số: Cấu trúc của mã số thương phẩm toàn cầu loại thông dụng nhất hiện nay tại Việt Nam là mã GTIN 13 gồm 13 chữ số. Khi đọc mã số này chúng ta đọc từ trái sang phải theo thứ tự sau:

– Ba chữ số đầu tiên 893 thể hiện Mã quốc gia GS1 do Tổ chức GS1 quản trị và cấp cho Việt Nam.

– Bốn, năm, sáu hoặc bảy chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định doanh nghiệp do GS1 Việt Nam quản trị và cấp cho tổ chức sử dụng mã số GS1.

– Năm hoặc bốn hoặc ba hoặc hai chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định vật phẩm do tổ chức sử dụng mã số GS1 quản trị và cấp cho các vật phẩm của mình.

– Chữ số cuối cùng thể hiện Số kiểm tra (được tính từ mười hai chữ số đứng trước theo thuật toán xác định của GS1).

6.2 Cách đọc mã vạch: Dùng máy quét mã vạch

Câu 4: Yêu cầu buộc phải có mã số mã vạch trên hàng hóa không?

Trả lời: Không bắt buộc

Tại Việt Nam, hiện nay việc sử dụng mã số mã vạch là không bắt buộc mà tùy theo nhu cầu của người sử dụng khi thấy cần phải sử dụng mã số mã vạch để tạo thuận lợi cho công tác quản lý, kinh doanh của mình.

Câu 5: Mã đáp ứng nhanh QR (quick response) là gì?

Trả lời:

Mã vạch QR là một trong các loại mã vạch hai chiều, do một công ty của Nhật thiết kế chế tạo. Do có nhiều ưu việt nên mã vạch QR đã được tiêu chuẩn hóa thành tiêu chuẩn quốc tế (ISO/IEC 18004) để áp dụng chung trên toàn thế giới. Việt Nam đã công nhận ISO/IEC 18004 thành tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 7322) về loại mã này.

Các đặc tính ưu việt của mã vạch QR là:

Mã hóa được số lượng lớn thông tin và hình ảnh.
Tiết kiệm diện tích.
Mã hóa được tất cả các loại ký tự (tiếng Anh, Trung Quốc, Nhật Bản …).
Chính xác và an toàn khi quét.
Hiện một số cơ quan đang có nhu cầu sử dụng mã QR trong quản lý nhân sự (công chức, bệnh nhân …) và vật phẩm (phụ tùng, chi tiết lắp ráp…).

Câu 6: Thương mại điện tử GS1 là gì?

Trả lời:

Thương mại điện tử GS1 bao gồm các tiêu chuẩn về việc truyền các gói tin thương mại bằng điện tử.Nói ngắn gọn, thương mại điện tử GS1 là thuật ngữ của GS1 về trao đổi dữ liệu điện tử.

Có 2 bộ tiêu chuẩn GS1 eCom bổ sung cho nhau:

– GS1 EANCOM – tiêu chuẩn của GS1 cho EDI truyền thống, là một phần đã được đơn giản hóa của UN/EDIFACT

– GS1 XML – một bộ giản đồ XML mô tả cấu trúc và nội dung của tài liệu kinh doanh.

Tìm thêm thông tin về các tiêu chuẩn thương mại điện tử của GS1 tại địa chỉ:

Câu 7: Các tiêu chuẩn về dữ liệu của GS1 dùng để làm gì?

Trả lời:

Khuyến cáo là nên dùng các khóa phân định của GS1. Đó là một hệ thống được quản lý toàn cầu để đánh số và đánh dấu để nhận biết thương phẩm (GTIN – Mã toàn cầu phân định thương phẩm), các đơn vị vận tải hoặc đơn vị logistic (SSCC – Mã containers vận chuyển theo xê-ri), địa điểm và các thực thể hợp pháp (GLN – Mã toàn cầu phân định địa điểm), tài sản và các đơn vị vận tải có thể sử dụng lại (GRAI, GIAI – Mã toàn cầu phân định tài sản), các quan hệ dịch vụ (GSRN – Mã toàn cầu phân định dịch vụ) và hơn nữa. GS1 đảm bảo tính đơn nhất toàn cầu của các số nhận dạng trong chuỗi cung ứng và chuỗi nhu cầu. Đối với EDI, khuyến cáo là nên dùng GS1 EANCOM, một hướng dẫn áp dụng chi tiết của các gói tin tiêu chuẩn UN/EDIFACT sử dụng các Ký hiệu nhận dạng của GS1 và để điều khiển có hiệu quả giản đồ GS1 XML thương mại điện tử dựa trên internet để cung cấp một ngôn ngữ gói tin thương mại toàn cầu dành cho thương mại điện tử. Dịch vụ thông tin EPC (EPCIS-EPC Information Service) xây dựng một giao diện cho việc chia sẻ dữ liệu, cả bên trong công ty và giữa các công ty. Việc chia sẻ này nhằm mục đích cho phép các bên tham gia trong mạng lưới EPC chia sẻ về việc bố trí GTIN (hoặc EPC) cho các đối tượng tùy theo bối cảnh thương mại tương ứng.

Câu 8: Tại sao cần cả mã số và mã vạch? Không thể một trong hai, hoặc mã số hoặc mã vạch?

Trả lời:

Để luận giải cho việc tại sao cần cả MS lẫn MV, chúng ta hãy hình dung công tác quản lý tại một siêu thị lớn kinh doanh một lúc hàng ngàn loại thương phẩm khác nhau. Mỗi loại thương phẩm có cùng đặc tính và giá tiền lại được nhập về từ hàng trăm nhà cung cấp khác nhau mà tốc độ tiêu thụ mỗi loại hàng cũng khác nhau tức nhu cầu quản lý để nhập tiếp mỗi loại hàng cũng khác nhau…

Như chúng ta biết, mã số là do con người ấn định để gán cho đối tượng cần quản lý. Nếu không dùng biện pháp mã hóa từng thương phẩm bằng mã số thì nhà quản lý sẽ mất nhiều công sức, thời gian cũng như giấy tờ để mô tả chúng bằng chữ viết.Khi không cần quét tự động người ta sẽ chỉ đặt mã số. Mã số ở đây chính là chìa khóa mở ra kho chứa toàn bộ dữ liệu liên quan đến thương phẩm, nhưng mã số có nhược điểm là máy móc chưa đọc được do vậy khi con người xử lý sẽ không thể tránh khỏi sai sót với tốc độ chậm.

Để giải quyết vấn đề này, mã số đã được mã hóa thành mã vạch (tức là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định) dưới dạng máy quét có thể đọc được. Kết quả là chúng ta thấy khi bán hàng trong siêu thị, nhân viên bán hàng chỉ việc dùng máy quét để quét mã vạch trên thương phẩm.

Nhờ ứng dùng phần mềm và công nghệ thông tin kết hợp mã số mã vạch mà công tác quản lý cũng như kinh doanh đã trở nên nhanh chóng, chính xác, tự động…. đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.

Câu 9: Lợi ích sử dụng mã số mã vạch là gì?

Một số lợi ích cơ bản của việc sử dụng mã vạch như sau:

– Người tiêu dùng tra cứu thông tin về hàng hóa

– Phục vụ quản l‎í hoạt động sản xuất kinh doanh

– Phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

– Phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI).

– Phục vụ bán hàng tự động

Mã quốc gia Việt Nam đã được Tổ chức mã số mã vạch quốc tế GS1 (trước đây là EAN International) cấp có đầu số là 893.

Lợi ích của việc đăng ký mã số mã vạch:

Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho.
Mã số mã vạch được in trên hàng hoá và bao gồm hai phần:
mã số của hàng hoá và mã vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc. Mã số của hàng hoá là một dãy con số dùng để phân định hàng hoá, áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng hoá từ người sản xuất, qua bán buôn, lưu kho, phân phối, bán lẻ tới người tiêu dùng. Các dữ liệu chứa trong mã vạch thay đổi tùy theo ứng dụng. Trong trường hợp đơn giản nhất là một chuỗi số định danh được sử dụng như là chỉ mục trong cơ sở dữ liệu trong đó toàn bộ các thông tin khác được lưu trữ. Các mã EAN-13 và UPC tìm thấy phổ biến trên hàng bán lẻ làm việc theo phương thức này.

Câu 10: Cách nào tra cứu mã vạch nhận biết hàng giả?

Sau khi tải ứng dụng iCheck trên App Store (iOs), Google Play (Android), hoặc Store (Windows Phone), người dùng sử dụng iCheck như sau:

Cách 1: Sử dụng Camera

Bật iCheck (màn hình quét mã)
Hướng Camera của máy về phía mã vạch sản phẩm, bật đèn flash (nếu cần)

Cách 2: Nhập trực tiếp mã vạch

Bật iCheck, nhập mã vạch sản phẩm vào thanh tìm kiếm trên đầu màn hình và nhấn tìm

Cách 3: Tìm theo tên sản phẩm

Bật iCheck, chuyển sang trang màn hình Home.
Nhập tên sản phẩm/ hoặc tên đại lý bán sản phẩm (vị trí: Big C) vào ô nhập và nhấn “Tìm”.
Sau khi quét hoặc nhập mã thành công, phần mềm iCheck sẽ trả về kết quả là thông tin sản phẩm cho bạn. Ngoài việc quét mã vạch và so sánh thông tin trên iCheck, người dùng cần thao tác thêm một bước nữa: kiểm tra chất lượng, bao bì, mẫu mã sản phẩm dể đi đến kết luận.

Tìm hiểu thêm về mã số mã vạch là gì thì chúng ta có thể tra cứu thêm trên WIKI:

https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A3_v%E1%BA%A1ch

Ngày đăng: 20/12/2016 | Cập nhật lần cuối: 03/04/2017 bởi Phạm Ngọc Vinh

Loading

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button