893 là số đầu mã vạch Việt Nam
Nội dung bài viết
893 là số đầu mã vạch Việt Nam khái quát: vinhancu.com chuyên thiết bị in tem nhãn mã vạch hàng đầu tại Việt Nam từ 1998. Mr VINH 0914175928.
Việt Nam ( Tiếng Việt : Việt Nam , ( nghe )Về âm thanh này ), tên chính thức là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam , là một quốc gia ở Đông Nam Á . Nằm ở rìa phía đông của lục địa Đông Nam Á , nó có diện tích 311.699 km vuông. Với dân số hơn 96 triệu người, đây là quốc gia đông dân thứ mười lăm trên thế giới. Việt Nam giáp Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia ở phía tây, và có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan qua Vịnh Thái Lan và Philippines , Indonesiavà Malaysia qua Biển Đông . Thủ đô của nó là Hà Nội và thành phố lớn nhất của nó là Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn).
Việt Nam có người sinh sống sớm nhất từ thời đại đồ đá cũ . Quốc gia Việt Nam đầu tiên được biết đến trong thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên tập trung ở đồng bằng sông Hồng , nằm ở miền Bắc Việt Nam ngày nay . Nhà Hán thôn tính và đặt người Việt dưới sự thống trị của Trung Quốc từ năm 111 trước Công nguyên, cho đến khi triều đại độc lập đầu tiên xuất hiện vào năm 939.
Các triều đại kế tiếp đã hấp thụ ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua Nho giáo và Phật giáo , và mở rộng về phía nam đến đồng bằng sông Cửu Long . Nhà Nguyễn – triều đại cuối cùng – rơi vào tay Thực dân Pháp năm 1887. Sau Cách mạng Tháng Tám , Việt Minh dân tộc dưới sự lãnh đạo của nhà cách mạng cộng sản Hồ Chí Minh đã tuyên bố độc lập từ Pháp vào năm 1945.
Việt Nam đã trải qua chiến tranh kéo dài trong suốt thế kỷ 20. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai , Pháp quay trở lại giành lại quyền lực thuộc địa trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất , từ đó Việt Nam giành chiến thắng vào năm 1954. Chiến tranh Việt Nam bắt đầu ngay sau đó, trong đó đất nước bị chia cắt thành cộng sản miền Bắc với sự hỗ trợ của Liên Xô và Trung Quốc , và chống cộng miền Nam do Hoa Kỳ hỗ trợ .
Sau chiến thắng của miền Bắc Việt Nam vào năm 1975, Việt Nam đã thống nhất trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa thống nhất dưới sự điều hành của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1976. Nền kinh tế kế hoạch kém hiệu quả, cấm vận thương mại của phương Tây, và chiến tranh với Campuchia và Trung Quốc đã làm tê liệt đất nước. Năm 1986, Đảng Cộng sản khởi xướng cải cách kinh tế và chính trị , chuyển đất nước sang nền kinh tế định hướng thị trường .
Những cải cách đã tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế và chính trị toàn cầu. Là một quốc gia đang phát triển với nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất của thế kỷ 21. Nó là một phần của các tổ chức quốc tế và liên chính phủ bao gồm Liên hợp quốc , ASEAN , APEC , CPTPP , Phong trào không liên kết , Tổ chức internationale de la Francophonie và Tổ chức Thương mại Thế giới . Nó đã đảm nhận một ghế trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hai lần. Các vấn đề đương đại ở Việt Nam bao gồm tham nhũng và một hồ sơ nhân quyền kém
893 là số đầu mã vạch Việt Nam
mã vạch Việt Nam tại Vac cung cấp tất cả các thiết bị cho bạn in tem. Mua hàng alo VINH 0914175928.
893 là số đầu mã vạch Việt Nam: Cùng mã vạch Việt Nam tìm hiểu xíu:
mã vạch Việt Nam: Để hiểu rõ hơn về mã số, mã vạch hàng hóa, trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin đưa ra một số khái niệm, nội dung về mã số, mã vạch, quy định xử phạt vi phạm hành chính về mã số, mã vạch (MSMV).
1. Cùng mã vạch Việt Nam coi Mã số hàng hoá là gì? mã vạch Việt Nam
Mã số hàng hóa trong tiếng Anh người ta gọi là “Article Number Code” là ký hiệu bằng một dãy chữ số nguyên thể hiện như một thẻ để chứng minh hàng hóa về xuất xứ sản xuất, lưu thông của nhà sản xuất trên một quốc gia (vùng) này tới các thị trường trong nước hoặc đến một quốc gia (vùng) khác trên khắp các châu lục. Bởi vậy, mỗi loại hàng hóa sẽ được in vào đó (gắn cho sản phẩm) một dãy số duy nhất.
Đây là một sự phân biệt sản phẩm hàng hóa trên từng quốc gia (vùng) khác nhau, tương tự như sự khác biệt về mã số điện thoại. Trong viễn thông người ta cũng quy định mã số, mã vùng khác nhau để liên lạc nhanh, đúng, không bị nhầm lẫn.
Mã số hàng hóa nó được cấu tạo như thế nào?
Đến nay, trong giao dịch thương mại tồn tại 2 hệ thống cơ bản về mã số hàng hoá:
Một là, hệ thống mã số hàng hoá được sử dụng tại thị trường Hoa Kỳ và Canada. Đó là hệ thống UPC (Universal Product Code), được lưu hành từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX cho đến nay.
Hai là, hệ thống mã số hàng hoá được sử dụng rộng rãi ở các thị trường còn lại của thế giới, đặc biệt là châu Âu, châu Á,…; trong đó phổ biến là hệ thống EAN (European Article Number). Trong hệ thống mã số hàng hoá EAN có 2 loại ký hiệu con số: Loại EAN-13 và EAN-8.
+ Cấu trúc của EAN-13:
Mã số EAN-13 là 1 dãy số gồm 13 chữ số nguyên (từ số 0 đến số 9), trong dãy số chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm có ý nghĩa như sau (xem hình 1):
Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ).
Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.
Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.
Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra.
Ví dụ theo quy ước trên, số kiểm tra (C) có ý nghĩa về quản lý đối với việc đăng nhập, đăng xuất của các loại sản phẩm hàng hóa của từng loại doanh nghiệp.
Vậy xác định như thế nào?
Ví dụ: Mã số 8 9 3 3 4 8 1 0 0 1 0 6 – C:
Bước 1 – Xác định nguồn gốc hàng hóa: 893 là mã số hàng hoá của quốc gia Việt Nam; 3481 là mã số doanh nghiệp thuộc quốc gia Việt Nam; 00106 là mã số hàng hoá của doanh nghiệp.
Bước 2 – Xác định C.
Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự lẻ bắt đầu được tính từ phải sang trái của dãy mã số (trừ số C), ta có : 6 + 1 + 0 + 8 + 3 + 9 = 27 (1)
Nhân tổng của (1) với 3, ta có: 27 x 3 = 81 (2)
P -893 – nhóm 1.
M -4602 – nhóm 2.
I -00107 – nhóm 3.
C -8 – nhóm 4.
Cộng tổng giá trị của các số ở thứ tự chẵn còn lại, ta có:
0 + 0 + 1 + 4 + 3 + 8 = 16 (3)
Cộng giá trị (2) với (3), ta có : 81 + 16 = 97 (4)
Lấy giá trị của (4) làm tròn theo bội số của 10 (tức là 100) sát nhất với giá trị của (4) trừ đi giá trị của (4) ta có: 100 – 97 = 3. Như vậy C = 3.
Trong trường hợp này mã số EAN – VN 13 có MSHH đầy đủ là:
893 3481 00106 3
+ Cấu trúc của EAN – 8:
Về bản chất tương tự như EAN-13 chỉ khác là EAN-8 gồm 8 chữ số nguyên, tuỳ theo sắp xếp và lựa chọn các chữ số từ số 0 đến số 9 được chia làm 3 nhóm:
Mã số quốc gia: Gồm 3 chữ số đầu tiên (bên trái)
Mã số hàng hóa: Gồm 4 chữ số tiếp theo.
Mã số kiểm tra: Gồm 1 chữ số đứng cuối cùng. Nhận dạng số C cũng được tính từ 7 số đứng trước nó và cách tính cũng tương tự như EAN-13.
Cần lưu ý rằng, việc sử dụng EAN-13 hay EAN-8 là do Tổ chức EAN thế giới phân định. Sau khi EAN Việt Nam được cấp mã số, các doanh nghiệp của Việt Nam muốn sử dụng mã số EAN-VN thì phải có đơn đệ trình là thành viên EAN-VN, sau đó đăng ký xin EAN-VN cấp cho MS cho đồng loại hàng hóa. Việc cấp đăng ký mã số cho sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam do các tổ chức EAN-VN có thẩm quyền cấp và được EAN thế giới công nhận, được lưu trữ trong ngân hàng dữ liệu EAN thế giới.
2. Mã vạch hàng hóa
• Thế nào là mã vạch (Barcode): Là hình ảnh tập hợp ký hiệu các vạch (đậm, nhạt, dài, ngắn) thành nhóm vạch và định dạng khác nhau để các máy đọc gắn đầu Laser (như máy quét Scanner) nhận và đọc được các ký hiệu đó. Bằng công nghệ thông tin, các mã vạch này được chuyển hóa và lưu trữ vào ngân hàng Server.
• Mã vạch sẽ được trình bày kèm theo mã số và tập hợp thành những hình ảnh và ký tự số tạo nên thang số được gọi MS-MV hàng hóa.
• Cấu trúc mã vạch: Mã vạch EAN-13 hoặc mã vạch EAN-8 là những vạch tiêu chuẩn có độ cao từ 26,26 mm đến 21,64 mm và độ dài từ 37,29 mm đến 26,73 mm.
• Cấu trúc mã vạch cũng do các tổ chức quốc gia về EAN quản lý và phân cấp đối với các doanh nghiệp.
3. Làm sao mà các doanh nghiệp phải đăng ký mã số – mã vạch
Trong mỗi quốc gia, các doanh nghiệp, các nhà cung cấp sẽ thuận lợi khi quản lý, phân phối; biết được xuất xứ, nguồn gốc của mỗi loại sản phẩm.
Trong giao lưu thương mại quốc tế, các nhà sản xuất, các nhà cung cấp tránh được các hiện tượng gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng; sản phẩm hàng hóa có thể lưu thông trôi nổi toàn cầu mà vẫn biết được lai lịch của nó cũng như đảm bảo độ chính xác về giá cả và thời gian giao dịch rất nhanh.
Trong giao dịch mua bán, kiểm soát được tên hàng, mẫu mã, quy cách, giá cả xuất, nhập kho hàng không bị nhầm lẫn và nhanh chóng, thuận tiện.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý nhà nước về EAN-VN. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là đại diện của EAN-VN và là thành viên chính thức của EAN quốc tế. Việc đăng ký và cấp mã số – mã vạch cho các doanh nghiệp để gắn trên các sản phẩm đều do cơ quan Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quản lý, phân phối cho các tổ chức hợp pháp khác thực hiện hoặc cấp trực tiếp cho doanh nghiệp.
Đối với Việt Nam, đi theo MV là MS có 3 chữ số 893, Trung Quốc có mã số 690, Singapore có mã số 888, Vương quốc Anh có mã số 50, các quốc gia Bắc Mỹ thì đăng ký mã số (UPC) của Hoa Kỳ.
Ngoài những nguyên tắc cơ bản về MS-MV trình bày ở trên, cũng có những trường hợp ngoại lệ đối với một số sản phẩm hàng hóa: mã số tập hợp trên 13 chữ số đi với mã vạch không có độ cao, độ dài nêu trên mà dải phân cách mã vạch dài hơn, ngắn hơn. Ví dụ như vật phẩm điện thoại di động hiện nay, MSMV rất đặc trưng.
Đối với điện thoại di động, về mã số ta thấy có tới 15 chữ số mà chiều cao mã vạch nhỏ hơn 10 mm. Biểu tượng mã số – mã vạch không in dán phía ngoài mà in dán phía trong máy. Ngoài ra cũng có một số vật phẩm khác có mã số mã vạch không theo quy tắc trên nhưng vẫn đảm bảo các tiện ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, được EAN quốc tế cho lưu hành.
4. Kỹ năng xem mã vạch, bước đầu nhận biết hàng thật, hàng giả:
Thứ 1: Xem 3 chữ số đầu tiên của mã vạch và đối chiếu với bảng hệ thống mã vạch quy chuẩn dưới đây để biết được xuất xứ quốc gia của mặt hàng.
Ví dụ: Nếu 3 chữ số đầu là 893 thì mặt hàng này được sản xuất ở Việt Nam, nếu là 690, 691, 692, 693 là của Trung Quốc, 880 là của Hàn Quốc, 885 là của Thái Lan.v.v.
Thứ 2: Sau khi biết được nguồn gốc xuất xứ, ta kiểm tra tính hợp lệ của mã vạch đó. Nếu kiểm tra không hợp lệ bước đầu có cơ sở để kết luận nghi ngờ đây là hàng giả, hàng nhái.
Nguyên tắc kiểm tra:
Lấy tổng các con số hàng chẵn nhân 3 cộng với tổng với các chữ số hàng lẻ (trừ số thứ 13 ra, số thứ 13 là số để kiểm tra, đối chiếu). Sau đó lấy kết quả cộng với số thứ 13, nếu tổng có đuôi là 0 là mã vạch hợp lệ, còn nếu khác 0 là không hợp lệ, bước đầu nghi ngờ hàng giả, hàng nhái.
Ví dụ: Với hộp kim bấm, ta sẽ tính xem mã vạch của Nhật Bản trên có phải là hàng thật không?
Tổng các con số hàng lẻ (trừ số cuối cùng) : A=4+7+5+4+0+4 = 24
Tổng các con số hàng chẵn: B=9+7+6+0+0+1 = 23
Bây giờ ta lấy: C = A + B*3 = 24+ 23*3= 93
Sau đó lấy số này cộng với con số thứ 13: D = C + 7 (con số ở vị trí cuối cùng) = 93+7=100, con số này có đuôi bằng 0 có thể kết luận đây là mã vạch hợp lệ, hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Ngoài ra, nếu dùng các loại điện thoại “smart phone” như Iphone, HTC, Samsung Galaxy … có thể tìm hiểu và cài các phần mềm chụp ảnh, quét và nhận dạng mã vạch như BarcodeViet, Scan Life, Barcode Express Pro …. để kiểm tra.
5. Một số vấn đề lưu ý:
Nên sử dụng mã vạch để kiểm tra, đối chiếu độ chính xác các thông tin ghi trên sản phẩm khi cảm thấy không tin tưởng. Với các sản phẩm không ghi “Made in …, Made by …” hoặc ghi bằng ngôn ngữ quốc gia không đọc được việc dùng mã vạch để xác định thông tin là rất cần thiết.
Mã vạch do cơ quan có thẩm quyền cấp tương ứng với từng sản phẩm, nhìn chung là 1 dấu hiệu khó làm giả. Tuy nhiên không có gì tuyệt đối, trong thực tế với kỹ thuật ngày càng tinh vi nhiều loại hàng hóa được làm giả, làm nhái “từ đầu đến chân” không bỏ sót 1 chi tiết nào thì mã vạch cũng không phải là ngoại lệ.
Do đó ngoài mã vạch khi kiểm tra hàng hóa ta cần chú ý đến các yếu tố khác như kiểm tra hóa đơn chứng từ, tem chống hàng giả, thông tin nhãn phụ bằng tiếng việt đối với hàng hóa nhập khẩu, hình thức sản phẩm, độ bóng, đẹp, sắc cạnh của các đường viền, logo, vỏ bao bì, nội dung, bố cục, thông tin sản phẩm phải được ghi chi tiết, rõ ràng. Đó chỉ là những bước kiểm tra ban đầu, đối với những vụ việc phức tạp thì cần liên hệ với các công ty chủ thể quyền và các cơ quan chức năng khác để phối hợp giám định, xác minh làm rõ.
6. Một số quy định quản lý nhà nước về mã số mã vạch
– Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định nội dung quản lý nhà nước về mã số mã vạch và cơ quan quản lý nhà nước về mã số mã vạch
– Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch.
– Thông tư số 16/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch” ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
– Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
7. Một số hành vi vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch
Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa:
Điều 32. Vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc không thông báo bằng văn bản khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;
b) Không làm thủ tục gia hạn khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực;
c) Không xuất trình được văn bản hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng mã số mã vạch khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
d) Không khai báo và cập nhật danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;
đ) Không thông báo bằng văn bản, kèm tài liệu chứng minh việc được sử dụng mã số nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền khi sử dụng mã số nước ngoài cho sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công hoặc bao gói tại Việt Nam;
e) Không khai báo thông tin trên cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia; khai báo thông tin trên cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia không đúng với thông tin thực tế của thương phẩm sử dụng mã GTIN hoặc địa điểm sử dụng mã GLN;
g) Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp quyền sử dụng mã số mã vạch;
b) Sử dụng mã số mã vạch đã bị thu hồi;
c) Bán, chuyển nhượng mã số mã vạch đã được cấp.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công, bao gói, sang chiết tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc tổ chức sở hữu mã số mã vạch đó cho phép bằng văn bản;
b) Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp hoặc sử dụng nguồn dữ liệu về mã số mã vạch không đúng với nguồn dữ liệu mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế;
b) Cung cấp thông tin sai lệch về chủ sở hữu hoặc đối tượng sử dụng mã số mã vạch GS1 hợp pháp;
c) Phát triển và cung cấp các dịch vụ, giải pháp, ứng dụng dựa trên nền tảng mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
5. Mức phạt tiền đối với hành vi buôn bán hàng hóa vi phạm quy định về mã số mã vạch được quy định như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa và loại bỏ mã số mã vạch vi phạm trên hàng hóa, bao bì, phương tiện kinh doanh, vật phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 33. Vi phạm về sử dụng giấy chứng nhận, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch không đúng thẩm quyền;
b) Sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Tĩnh.
Vậy ta đừng giỡn với mã vạch Việt Nam.. liệu hồn mà ngồi đó nói dóc phét…họ không soi chứ soi là tan nát đó nhé. Theo mã vạch Việt Nam thì hành động phi pháp về mã vạch Việt Nam sẽ bị phạt rất cao, rất nặng. Nên cùng mã vạch Việt Nam tìm hiểu kỷ mới tiến hành làm. Cùng mã vạch Việt Nam dùng thiết bị in mã vạch Việt Nam chính hãng, quét mã vạch Việt Nam chính hãng..
Việc nộp hồ sơ có thể thông qua chuyển phát nhanh, tuy nhiên thực tế cho thấy, để thực hiện nhanh chóng và khắc phục các lỗi đối với hồ sơ (nếu có) sẽ nhanh hơn khi thực hiện trực tiếp. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn thực hiện một cách chi tiết:
Bước 1: Đăng ký tài khoản doanh nghiệp
Truy cập website http://vnpc.gs1.org.vn/
Chọn mục đăng ký tài khoản. Hệ thống sẽ tự động chuyển sang giao diện kiểm tra mã số. Tại đây doanh nghiệp kiểm tra mã số DKKD hoặc hộ kinh doanh. Nếu mã số chưa được đăng ký (chưa từng tạo tài khoản đăng ký mã số mã vạch) hệ thống sẽ cho phép đăng ký tài khoản mới.
Doanh nghiệp điền đầy đủ thông tin bắt buộc để tạo tài khoản mới
Trình tự thực hiện: mã vạch Việt Nam
Nộp hồ sơ Đăng ký sử dụng mã số mã vạch.
Chờ thẩm định hồ sơ.
Cấp mã số;
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.
Hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch;
In ấn, sử dụng.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 hoặc qua đường bưu điện.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ:
+ Bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch.
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập.
+ Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN.
+ Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam.
Số lượng hồ sơ: 2 bộ.
Thời hạn giải quyết: 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian cấp giấy chứng nhận: 1 tháng.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có nhu cầu sử dụng mã số mã vạch.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch.
Lệ phí:
STT
Phân loại phí
Mức thu
(đồng/mã)
1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng
ký sử dụng)
1.000.000
2 Gia hạn/cấp lại Giấy chứng nhận
0
3 Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN)
300.000
4 Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-
8)
300.000
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Bản đăng ký mã số mã vạch.
Bản đăng ký Danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN.
Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu GS1 Việt Nam.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Quyết định số 45/2002/QĐ-TTg ngày 27/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ quy định nội dung quản lý nhà nước về mã số mã vạch.
Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về việc cấp và quản lý mã số mã vạch.
Thông tư 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch.
Thông tư số 36/2007/TT-BTC ngày 11/4/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 88/2002/TT-BTC ngày 02/10/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí cấp mã số mã vạch. Hiện nay mã vạch Việt Nam theo chúng tôi đa dạng, mã vạch Việt Nam có mặt tại VN của tất cả các nước trên toàn cầu cho nên kiểm tra mã vạch Việt Nam là kiểm bằng máy quét…in tem mã vạch Việt Nam in bằng máy in….chứ mã vạch Việt Nam là nhiều và nhiều vô tận.
alo VINH 0914175928 mua hàng.
Ngày đăng: 19/11/2021 | Cập nhật lần cuối: 11/19/2021 bởi Phạm Ngọc Vinh